Bảng tuần hoàn hóa học
Bảng tuần hoàn hoá học còn có tên đầy đủ là Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Nó còn được viết với tên Bảng tuần hoàn Mendeleev. Đây là một phương pháp liệt kê các nguyên tố hoá học ở dạng bảng. Dựa trên số hiệu nguyên tử (số proton trong hạt nhân), cấu hình của electron và các tính chất hóa học tuần hoàn của chúng. Các nguyên tố này sẽ được biểu diễn theo trật tự số hiệu nguyên tử tăng dần. Và thường liệt kê cùng với ký hiệu hoá học trong mỗi ô. Dạng tiêu chuẩn của bảng sẽ gồm các nguyên tố được sắp xếp thành 18 cột và 7 dòng, và với hai dòng kép nằm riêng nằm bên dưới cùng.

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
2.1. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn
- Sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
- Cùng số lớp e thì xếp vào cùng một hàng (chu kì).
- Cùng số e hóa trị sẽ được xếp vào cùng một cột (nhóm).
2.2. Khối nguyên tố
- Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn sẽ thuộc 1 trong 4 khối: khối s, khối p, khối d và khối f.
- e cuối cùng điền vào phân lớp nào (theo thứ tự mức năng lượng) thì sắp xếp nguyên tố thuộc khối đó.
Tham khảo: Đề thi tiếng anh thpt quốc gia 2019 mã 401

Cách sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
a. Ô nguyên tố
- Mỗi nguyên tố hóa học sẽ chiếm một ô trong bảng tuần hoàn và được gọi là ô nguyên tố.
- Số thứ tự ô nguyên tố = số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó (= số e = số p = số đơn vị điện tích hạt nhân).
b. Chu kì
- Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của các nguyên tố này có cùng số lớp e. Chúng được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
- Số thứ tự chu kì = số lớp e ngoài cùng.
- Bảng tuần hoàn hiện có 7 chu kì vfa được đánh số từ 1 đến 7:
+ Chu kì 1, 2, 3: chu kì nhỏ.
+ Chu kì 4, 5, 6, 7: chu kì lớn (chu kì 7 thì chưa hoàn thành).
Tham khảo: Trang trí trung thu mầm non

Cách đọc nguyên tố hóa học
c. Nhóm nguyên tố hóa học
- Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà dựa trên nguyên tử có cấu hình e tương tự nhau. Do vậy mà chúng có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành 1 cột.
- Có 2 loại nhóm nguyên tố chính là nhóm A và nhóm B:
Nhóm A: gồm có các nguyên tố s và p.
Nhóm B: gồm có các nguyên tố d và f.
- Số thứ tự của nhóm nguyên tố:
Số thứ tự nhóm A bằng tổng số e lớp ngoài cùng.
Nhóm B: Xét nguyên tố có cấu hình e nguyên tử kết thúc ở dạng (n – 1)dxnsy:
* Nếu (x + y) = 3 → 7 thì nguyên tố này thuộc nhóm (x + y)B.
* Nếu (x + y) = 8 → 10 thì nguyên tố này thuộc nhóm VIIIB.
* Nếu (x + y) > 10 thì nguyên tố này thuộc nhóm (x + y – 10)B.
>> Xem thêm: Bất đẳng thức cosi lớp 9
Ý nghĩa của bảng tuần hoàn hóa học như sau:
1. Khi biết được vị trí của nguyên tố hóa học, ta có thể suy ra được tính chất, cấu tạo của các nguyên tố hóa học đó.
Chẳng hạn: Khi biết nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 16, và thuộc chu kỳ 3, nhóm VIA, ta có suy luận như sau:
Điện tích hạt nhân của nguyên tố X sẽ là 16+ và nguyên tố này có 16 electron (số hiệu nguyên tử là 16)
Nguyên tố X sẽ có 3 lớp electron (thuộc chu kỳ 3).
Lớp ngoài cùng của nguyên tố X sẽ có 6 electron (thuộc nhóm VIA).
2. Khi biết được cấu tạo nguyên tử của nguyên tố hóa học, ta dễ dàng suy ra được tính chất và vị trí của nguyên tố hóa học đó ở trong bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học.
Ví dụ: Khi biết nguyên tố Z có điện tích hạt nhân là 12+ với 3 lớp electron và lớp ngoài cùng có 2 electron, ta có thể suy ra:
Nguyên tố Y nằm ở ô thứ 12 (có điện tích hạt nhân là 12+), thuộc chu kỳ 3 (có 3 lớp electron) và nhóm IIA (lớp ngoài cùng có 2 electron) trên bảng tuần hoàn.
Do nằm ở đầu chu kỳ, nên chắc chắn nguyên tố Y là kim loại.
Tham khảo: Nhạc sống Hà Tây liên khúc
Thực tế, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học sẽ có khá nhiều thông tin. Do đó bạn có thể áp dụng 3 mẹo học thuộc và ghi nhớ trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn dưới đây:
Cách 1: Nghiên cứu và thực hành bảng tuần hoàn
Mỗi ô trong bảng tuần hoàn sẽ hiển thị đầy đủ thông tin về tên, ký hiệu, số hiệu nguyên tử. Nếu bạn tập trung ghi nhớ 10 nguyên tố đầu tiên. Lúc này bạn sẽ tìm ra quy luật cho các nguyên tố còn lại.
Cách 2: In và dán bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học tại những nơi dễ thấy nhất
Nhiều nghiên cứu cho rằng, việc tiếp xúc nhiều lần với một thứ gì đó sẽ khiến bạn ghi nhớ chúng một cách tự nhiên dễ hơn. Do đó hãy dán bảng tuần hoàn ở những nơi dễ quan sát hay có thể chia thành nhiều phần để học. Điều này thật sự có thể hiệu quả cao trong việc ghi nhớ.
Cách 3: Dùng phương pháp học để ghi nhớ
Để có thể nhớ lâu kiến thức trong bảng tuần hoàn, bạn cũng cần thường xuyên làm bài tập và áp dụng câu thơ/ văn để ghi nhớ:
Ví dụ như cách ghi nhớ 20 nguyên tố đầu:
“Hoàng hôn lặn bể Bắc
Chợt nhớ ở phương Nam
Nắng mai ánh sương phủ
Song cửa ai không cài”
H
Hoàng
|
|
|
|
|
|
|
He
Hôn
|
Li
Lặng
|
Be
Bể
|
B
Bắc
|
C
Chợt
|
N
Nhớ
|
O
Ở
|
F
Phương
|
Ne
Nam
|
Na
Nắng
|
Mg
Mai
|
Al
Ánh
|
Si
Sương
|
P
Phủ
|
S
Song
|
Cl
Cửa
|
Ar
Ai
|
K
Không
|
Ca
Cài
|
|
|
|
|
|
|
Hoặc một số câu nói dễ thuộc như: “khi nào cần may áo giáp sắt nhớ sang phố hỏi cửa hàng Á Phi Âu” tương ứng với đó là các nguyên tố F, Na, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, H, Cu, Hg, Ag, Pt, Au. Hay “Lâu nay không rảnh coi phim” ứng với Li, Na, K, Rb, Cs, Pr.
Trên đây là thông tin chi tiết về Bảng tuần hoàn hóa học đầy đủ cùng với một số mẹo, phương học học. Hy vọng thông tin trên có ích cho bạn đọc. Chúc các sĩ tử ôn thi thật tốt cho kỳ thi sắp tới!