Bảng tuần hoàn hóa học
Bảng tuần hoàn hóa học có tên đầy đủ là bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Đây là một khái niệm rất quen thuộc khi học hóa và trong lĩnh vực nghiên cứu hóa học. Đây là một phương pháp hữu ích giúp liệt kê đầy đủ các nguyên tố hóa học thành một bảng. Chúng được xây dựng dựa theo số hiệu nguyên tử (số proton trong hạt nhân), cấu hình electron cùng với các tính chất hóa học đặc trưng của chúng.
Tại Việt Nam, chúng ta chủ yếu sử dụng bảng cổ điển ở dạng ô để đưa ra thông tin về các nguyên tố hóa học. Với dạng bảng này, các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo số proton mà mỗi nguyên tố có bên trong hạt nhân nguyên tử của nó.
Việc nắm vững bảng tuần hoàn được đánh giá là một bước quan trọng trong học tập và nghiên cứu. Từ đây, giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu trúc của các nguyên tố, tính chất hóa học đặc trưng của chúng. Cũng như ứng dụng chúng trong đời sống và công nghiệp.

Cách sắp xếp bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học
Hiện có 4 cách sắp xếp của bảng tuần hoàn. Đó là dựa theo Nhóm, Chu ky, Khối và Phân loại khác.
- Nhóm: Hay còn gọi là họ, là dạng cột đứng trong bảng tuần hoàn.
- Chu kỳ: sắp xếp theo hàng ngang trong bảng tuần hoàn.
- Khối: các vùng trong bảng tuần hoàn.
- Phân loại khác: ví dụ như dựa theo tính chất hóa học, nguyên tố… chúng ta có thể chia ra thành kim loại, phi kim và á kim.
Tổ chức và liệt kê đầy đủ các nguyên tố hóa học
Bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học sẽ giúp tổ chức và liệt kê các nguyên tố hóa học theo một cấu trúc đơn giản và logic nhất. Các nguyên tố khi này được sắp xếp theo số hiệu nguyên tử (số proton trong hạt nhân). Theo thứ tự từ trái qua phải và từ trên xuống dưới. Từ đó giúp cho việc theo dõi, tra cứu và tham chiếu thông tin về các nguyên tố trở nên dễ dàng hơn.
Cung cấp các thông tin về tính chất hóa học
Một bảng tổng hợp đầy đủ các nguyên tố hóa học giúp cung cấp thông tin đầy đủ về tính chất hóa học của các nguyên tố. Chẳng hạn như tính kim loại hoặc tính phi kim, cấu hình electron,. Cùng nhiều tính chất hóa học đặc trưng khác. Điều này giúp người học có cái nhìn tổng quan về tính chất hóa học, đặc điểm của chúng.
Dự đoán tính chất, phản ứng hóa học
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học giúp việc nghiên cứu, thực hiện dự đoán được các phản ứng có thể xảy ra. Dựa trên vị trí của các nguyên tố trong bảng, ta dự đoán tính chất hóa học của các nguyên tố kế tiếp trong chu kỳ hoặc cùng nhóm. Từ đó giúp cho việc định hướng cho nghiên cứu và ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau.
Là cơ sở cho việc nghiên cứu hóa học
Việc nghiên cứu và phát triển các lý thuyết hóa học, chẳng hạn lý thuyết cấu trúc nguyên tử và liên kết hóa học. Đây cũng là nền tảng cho việc tìm hiểu về cấu trúc của hệ thống hóa học, các phản ứng hóa học, cấu trúc phân tử, cùng nhiều lĩnh vực hóa học khác. Bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học là một cơ sở vững chắc cho việc hiểu về cấu trúc và tính chất của các nguyên tố hóa học. Từ đó, giúp định hướng và thúc đẩy hoạt động nghiên cứu hóa học phát triển.
Tham khảo: Bảng nguyên tố hóa học lớp 7

Bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học được ứng dụng vào nhiều ngành nghề khác nhau
Hỗ trợ việc giảng dạy và học tập
Bảng tuần hoàn hóa học là một công cụ hữu ích trong việc giảng dạy và học tập hóa học. Cả học sinh, sinh viên và giáo viên đều có thể dễ dàng tra cứu và hiểu về các nguyên tố hóa học. Đồng thời, đây cũng là một nguồn cung cấp thông tin hữu ích để thực hành và áp dụng các kiến thức hóa học đưa vào thực tiễn.
Ứng dụng trong các ngành nghề liên quan
Bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học ngoài ứng dụng trong lĩnh vực hóa học. Nó còn áp dụng trong nhiều lĩnh vực liên quan khác như y học, công nghệ, sản xuất… cùng nhiều lĩnh vực khoa học và kỹ thuật khác. Các tính chất hóa học của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc nghiên cứu và ứng dụng trong cuộc sống.
Nhìn chung, bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học là một công cụ cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực hóa học. Nó giúp tổ chức, liệt kê cũng như cung cấp thông tin về tính chất hóa học của các nguyên tố hóa học. Bên cạnh đó nó ứng dụng trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu hóa học và các lĩnh vực liên quan khác. Cũng như đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu về các nguyên tố hóa học và ứng dụng trong thực tế.
Tham khảo: Bến xe mỹ đình Hà Nội
a. Ô nguyên tố
- Mỗi nguyên tố hóa học sẽ chiếm một ô trong bảng tuần hoàn và được gọi là ô nguyên tố.
- Số thứ tự ô nguyên tố = số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó (= số e = số p = số đơn vị điện tích hạt nhân).
b. Chu kì
- Chu kì hóa học là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp e. Chúng được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
- Số thứ tự chu kì = số lớp e ngoài cùng.
- Bảng tuần hoàn hiện có 7 chu kì vfa được đánh số từ 1 đến 7:
+ Chu kì 1, 2, 3: chu kì nhỏ.
+ Chu kì 4, 5, 6, 7: chu kì lớn (chu kì 7 thì chưa hoàn thành).

Cách đọc tên nguyên tố hóa học
c. Nhóm nguyên tố hóa học
- Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà dựa trên nguyên tử có cấu hình e tương tự nhau. Do vậy mà chúng có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành 1 cột.
- Có 2 loại nhóm nguyên tố chính là nhóm A và nhóm B:
Nhóm A: gồm có các nguyên tố s và p.
Nhóm B: gồm có các nguyên tố d và f.
- Số thứ tự của nhóm nguyên tố:
Số thứ tự nhóm A sẽ bằng tổng số e lớp ngoài cùng.
Nhóm B: Xét nguyên tố có cấu hình e nguyên tử kết thúc ở dạng (n – 1)dxnsy:
* Nếu (x + y) = 3 → 7 thì nguyên tố này thuộc nhóm (x + y)B.
* Nếu (x + y) = 8 → 10 thì nguyên tố này thuộc nhóm VIIIB.
* Nếu (x + y) > 10 thì nguyên tố này thuộc nhóm (x + y – 10)B
Ghi nhớ nhóm nguyên tố hóa học bằng những câu nói có nghĩa
Nhóm IA: (H-Li-Na-K-Rb-Cs-Fr)
Hi Rô Li Na Không Rời bỏ Cộng sản Pháp.
Nhóm IIA: (Be-Mg-Ca-Sr-Ba-Ra)
Bé Mang Cá Sang Bà Rán
Nhóm IIIA: (B-Al-Ga-In-Tl)
Ba Anh lấy Gà Trong(in=trong) Tủ lạnh.
Nhóm IV: (C-Si-Ge-Sn-Pb)
Chú Sinh Gọi em Sang nhậu Phở bò.
Nhóm V: (N-P-As-Sb-Bi)
Ni cô Phàm tục Ắt Sầu Bi.
Nhóm VI: (O-S-Se-Te-Po)
Ông Sáu Sém Té Pô.
Nhóm VII: (F-Cl-Br-I-At)
Phải Chi Bé Iu(yêu) Anh.
Nhóm VIII: (He-Ne-Ar-Kr-Xe-Rn)
Hè Nay Anh Không Xuống Ruộng .
Ghi nhớ bằng bài thơ
Hoàng hôn lặn bể Bắc
>> (H – He – Li – Be – B)
Chợt nhớ ở phương Nam
>> (C – N – O – F – Ne)
Nắng mai ánh sương phủ
>> (Na – Mg – Al – Si – P)
Song cửa ai không cài
>> (S – Cl – Ar – K – Ca)
Sớm tối vui ca múa
>> (Sc – Ti – V – Cr – Mn)
Phải có nhạc có kèn
>> (Fe – Co – Ni – Cu – Zn)
Ngoài 2 mẹo ghi nhớ trên còn rất nhiều cách ghi nhớ khác nữa. Mong rằng bài viết về Bảng tuần hoàn hóa học sẽ giúp ích cho các bạn trong công việc và học tập!